Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Kiểm hàng tại Cty TNHH Hikosen Cara |
Quý I/ 2011, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, hầu hết các DN xuất khẩu chủ lực của BR - VT đều vấp nhiều khó khăn, tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng khá.
Ngay từ đầu năm, chi phí đầu vào đồng loạt tăng nhanh và với mức tăng quá lớn, đặc biệt hai ngành may mặc và chế biến thủy sản. Ngoài chịu chung các chi phí như: điện, xăng dầu, lãi suất vay ngân hàng cao... các DN ở hai ngành sử dụng nhiều lao động này còn chịu áp lực rất lớn do phải tăng các chi phí bảo hiểm, lương, trợ cấp... cho người lao động, nhằm đảm bảo mức sống cho lao động trong thời kỳ bão giá đang lên cao điểm.
Hóa giải thách thức
Ông Nguyễn Phước Lộc - Phó Giám đốc Cty TNHH Hikosen Cara cho biết, chỉ tính riêng khoản tăng lương, hiện nay mỗi tháng, con số tăng hơn so hồi cuối năm 2010 là hơn 400 triệu đồng. Tương tự, Cty CP chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh (Baseafood); Cty CP thủy sản XNK Côn Đảo (Coimex)... cũng đều phải tăng lương cho lao động tới 30-40% so cuối năm 2010. Chưa hết, với ngành may, tại thời điểm này có loại nguyên liệu vải đã tăng giá gấp hơn hai lần hồi cuối năm 2010. Cụ thể như vải cotton có giá 3,5 USD/kg hồi cuối năm 2010, giờ tăng trên 7,5 USD/ kg... Tựu trung mức tăng đầu vào hiện đã trên 30%. Ngành thủy sản, nguyên liệu đầu vào có loại tăng chóng mặt như bạch tuộc, (từ hơn 40.000 đồng/kg năm 2010 nay đã gần 60.000 đồng/1kg). Đã cao giá, nguồn cung lại khan hiếm do 70% tàu thuyền nằm bờ vì đi đánh bắt không hiệu quả. Nguyên nhân sâu xa là năm nay, mùa mưa đến chậm, luồng cá không về, tàu thuyền đi dài ngày nhưng không gặp cá, trong khi phí tổn mỗi chuyến biển hiện đội lên gần 40% so với trước.
Trong bối cảnh khó khăn lớn như vậy, kết sổ cuối quý I, kim ngạch xuất khẩu của BR - VT vẫn đạt con số ấn tượng với hơn 274 triệu USD (trừ dầu khí), tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, DN trong nước đạt gần 70 triệu USD, tăng 56%; DN có vốn đầu tư nước ngoài 205 triệu USD, tăng hơn 62%. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong kim ngạch (trừ dầu khí) của tỉnh là nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (chiếm 75,32%), nhóm thủy sản chiếm 18,81%, nhóm nông, lâm sản chiếm (5,87%). Kết quả này là do, ngoài việc tiếp tục tích cực tìm các giải pháp SXKD hợp lý, giảm giá thành sản phẩm, các DN cũng đã xác định mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là bảo đảm an sinh xã hội. Do vậy, hầu hết DN đều chấp nhận lợi nhuận ít, hoặc hòa, duy trì và giữ vững sản xuất để ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động.
Điển hình là Cty TNHH Hikosen Cara trong quý I đạt kim ngạch khoảng 1,4 triệu USD, nhưng lợi nhuận chỉ khoảng gần 3%, giảm hơn 2% tỉ lệ lợi nhuận so năm 2010. Cty CP may Tân Mỹ, CCN Hắc Dịch đặt chỉ tiêu phấn đấu năm 2011 thực hiện 50 tỉ đồng lợi nhuận, song thực trạng chi phí đầu vào tăng mạnh như hiện nay, khả năng đạt kế hoạch là khó nhưng Cty vẫn đánh giá năm 2011 là năm thành công vì bảo đảm thu nhập ổn định cho gần 1.000 lao động.
Ngành thủy sản vốn tỉ suất lợi nhuận thấp hơn (bình thường khoảng 3-4%), song lúc này cũng chấp nhận mức giảm lợi nhuận tới 50% so năm 2010 để duy trì sản xuất, tạo việc làm cho lao động. Các DN cho rằng, lúc này Cty không trụ vững, để người lao động rơi vào tình cảnh không có việc làm và thu nhập thì khi khó khăn qua đi, sẽ không thể thu phục lại công nhân.
Cạnh đó cũng có những ngành hàng khá thuận lợi về cả sản lượng lẫn giá bán như: cao su, thép. Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu thép của các DN trên địa bàn trong quý I vừa qua đã đạt tới trên 91,6 triệu USD.
Tiếp tục mở rộng sản xuất
Quý I/2011, 6 mặt hàng của BR - VT tăng trưởng cả về kim ngạch và sản lượng là thép, hải sản, giày da, hạt điều, cao su, dầu điều; 2 mặt hàng may mặc và vải giả da tăng về kim ngạch. |
Các DN cho biết, trong năm 2011 họ đều nhận được rất nhiều đơn đặt hàng. Theo đó, hoạt động sản xuất có thể ổn định suốt tới cuối năm 2012, nhất là đối với các ngành hàng như: nông sản, thủy sản, may mặc, giày da... Đại diện Cty TNHH quốc tế Việt An, CCN-TTCN Hắc Dịch I, chuyên sản xuất áo Jacket xuất khẩu cho biết: Do đầu ra sản phẩm cho sản phẩm áo Jacket rất khả quan, nên Cty đã lắp đặt thêm 3 dây chuyền, nâng tổng số lên 10 chuyền. Hiện cả 10 dây chuyền đều sản xuất ổn định với 480 lao động. Với công suất này, dự kiến năm 2011, Cty sẽ sản xuất 200.000 sản phẩm, tăng gần 6 lần so với năm 2010. Cty Tân Mỹ cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thêm 5 dây chuyền may nhằm lấp đầy nhà máy vào cuối năm nay, nâng năng lực sản xuất lên thêm 1/3 hiện nay.
Các DN thủy sản như Coimex cũng có đơn hàng tới tận năm 2013; Baseafood cũng có các đối tác đến đặt hàng cho suốt năm 2012; Cty cao su Bà Rịa cũng đã có thị trường tiêu thụ ổn định... Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các DN này cũng đang tìm nhiều hướng mở rộng sản xuất, tăng năng suất. Trong đó, tính toán bước đi phù hợp, chọn lựa mặt hàng chủ lực của từng thị trường, phân khúc thị trường để hạn chế khó khăn...
Điều thuận lợi là trong bối cảnh khó khăn này, với vai trò cơ quan quản lý nhà nước cao nhất ở tỉnh, Sở Công Thương sẽ tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp như: Hỗ trợ các DN tham dự các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; cung cấp kịp thời thông tin về thị trường, giá cả, mặt hàng các chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cho các DN; kịp thời khuyến cáo các DN những động thái của thị trường xuất khẩu để có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chiến lược nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu hải sản chế biến; tiếp tục nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức hệ thống thu mua hải sản, nghiên cứu tận dụng và quản lý hoạt động của các đầu nậu, tổ chức hoạt động này thành hệ thống mạng lưới cung ứng nguyên liệu cho các DN chế biến trên địa bàn.
(Theo Trung Đức // Diễn đàn doanh nghiệp)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.